Trưởng Đặc khu Hồng Kông muốn họp kín với sinh viên biểu tình

Trưởng Đặc khu Hồng Kông muốn họp kín với sinh viên biểu tình

.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) . GETTY IMAGES

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) gần đây đã yêu cầu họp kín với các sinh viên tham gia biểu tình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hàng tháng qua tại Trung tâm tài chính Châu Á này, Reuters đưa tin.

Trong một tuyên bố qua thư điện tử, một phát ngôn viên của bà Lam cho hay: “Trưởng Đặc khu gần đây đã bắt đầu mời các bạn trẻ từ các nhóm khác nhau tham gia họp kín, trong đó bao gồm các sinh viên đại học và những người trẻ khác đã tham gia vào các cuộc biểu tình gần đây.

Theo Reuters, Hội sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST), một trong tám cơ sở đại học chính tại hòn đảo này, đã từ chối đề nghị họp của bà Lam. Hội sinh viên HKUST nói rằng lãnh đạo Đặc khu đã yêu cầu một cuộc họp kín.

Trong một tuyên bố đăng tải trên Facebook, Hội sinh viên HKUST nói: “Cuộc đối thoại này phải được mở cho tất cả công dân Hồng Kông tham gia, và cho phép mọi người có quyền được nói.

Phát ngôn viên của bà Lam cho biết Trưởng Đặc khu hy vọng Hội sinh viên HKUST sẽ cân nhắc lại việc tham gia vào cuộc họp. Phát ngôn viên này giải thích thêm rằng cuộc họp này được tổ chức theo “cách thức họp kín, quy mô nhỏ” để tạo điều kiện cho việc “trao đổi các quan điểm một cách sâu sắc và thẳng thắn”.

Một nguồn tin giấu tên của Hội sinh Trường Đại học Hồng Kông, một cơ sở khác thuộc tám trường đại học chính tại Đặc khu, nói với báo giới rằng họ cũng được mời tham gia cuộc họp với bà Lam, nhưng họ chưa đưa ra quyết định có tham gia hay không.

Trong một tháng qua, hàng triệu người Hồng Kông, chủ yếu là giới trẻ, sinh viên đã tổ chức biểu tình quy mô lớn yêu cầu giới chức Hồng Kông phải hủy Luật dẫn độ gây tranh cãi.

Trong các cuộc biểu tình gần đây, người biểu tình yêu cầu chính quyền Hồng Kông phải điều tra cáo buộc cảnh sát Đặc khu đã hành xử tàn bạo với người biểu tình và yêu cầu bà Lam phải dừng việc gắn nhãn người biểu tình là “những kẻ bạo động”. Người biểu tình cũng yêu cầu khôi phục lại luật bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

Cuộc biểu tình gần nhất hôm 1/7, nhân kỷ niệm 22 ngày Hồng Kông được Anh Quốc trao trả lại cho Anh Quốc, đã có hơn nửa triệu người tham gia.

Vào tối ngày 1/7, một nhóm nhỏ người biểu tình đã xông vào và chiếm giữ tòa nhà Hội đồng Lập pháp hàng giờ trước khi bị cảnh sát giải tán.

Sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp, truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất ngờ “gỡ bỏ” lệnh cấm đối với sự kiện ở Hồng Kông, đồng loạt đưa tin rằng đây là “hành động bạo lực” phá hoại trật tự xã hội quốc gia. Ngoại giới nghi ngờ rằng sự kiện này có sự tham gia của nhân viên an ninh ĐCSTQ nhằm tạo cớ cho chính quyền đàn áp.

Không ít người dân Đại Lục đã sớm nhận ra bản chất của vấn đề. Ông Lưu Tuấn, một cư dân Đại lục công tác trong ngành pháp lý, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông đã xem truyền hình trực tiếp về cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, cảm thấy rất đáng khích lệ. Ông nhận thấy những người biểu tình hết sức ôn hòa, không hề gây thương vong và đã rút đi sau nửa đêm. Điều này cho thấy ý thức công dân của người Hồng Kông vô cùng thành thục. Cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ hoàn toàn hòa bình, hợp lý và phi bạo lực. Những người xung quanh ông Lưu cũng rất quan tâm chú ý đến sự kiện này.

Ông Tôn, một cư dân ở Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, nói rằng ông bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc kháng nghị hòa bình của người dân Hồng Kông. Ông nói rằng toàn bộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông từ ngày 9/6 đến 1/7, người dân Đại Lục đều biết. Ông còn nhận định, nếu các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy diễn ra tại Đại Lục, không cần kéo dài quá lâu, chỉ cần 4-5 ngày là có thể phát sinh biến đổi rung chuyển trời đất.

Cư dân mạng Trương Nguyệt bày tỏ, theo thói quen xưa nay của ĐCSTQ, không loại trừ trường hợp những người tấn công trong quá trình bao vây Hội đồng Lập pháp chính là người bên an ninh công cộng hoặc an ninh quốc gia do chính quyền Trung Quốc gửi đến. Anh Trương và bạn bè của anh cực lực phản đối việc truyền thông ĐCSTQ nói những người tham gia cuộc biểu tình là “côn đồ”.

Trên thực tế, sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông chiếm Hội đồng Lập pháp hôm 1/7, họ đã không quên bảo vệ các di tích văn hóa trong thư viện, ngay cả sau khi lấy đồ uống từ nhà hàng cũng tự động để lại tiền. (Như Ngọc)

Nguồn: Trí Thức VN

Bài Khác