Quốc hội Mỹ tái triệu tập nhưng không có dấu hiệu mở cửa chính phủ

Quốc hội tái triệu tập nhưng không có dấu hiệu mở cửa chính phủ

.

Cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều trở lại làm việc sau kỳ nghỉ đón năm mới và sẽ họp để đánh dấu ngày cuối cùng của Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát năm 2017-2018, một năm có nhiều sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng.

Quốc hội Mỹ sẽ tái triệu tập trong ngày 2/1 mà vẫn chưa có dấu hiệu nào về một kế hoạch khả dĩ có thể chấm dứt tình trạng chính phủ bị đóng cửa một phần- đã kéo dài 12 ngày qua, và trong khi Tổng thống Donald Trump vẫn một mực đòi 5 tỷ USD để xây tường biên giới.

Cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều trở lại làm việc sau kỳ nghỉ đón năm mới và sẽ họp để đánh dấu ngày cuối cùng của Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát năm 2017-2018, một năm có nhiều sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng.

Tổng thống Trump đã mời lãnh đạo của cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội tới Nhà Trắng vào ngày 2/1 để nghe báo cáo và thông tin về an ninh biên giới, theo một nguồn tin của Reuters ở quốc hội.

Vào ngày 3/1, đảng Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Quốc hội cho nhiệm kỳ 2019-2020, đảng này đã lên kế hoạch để thông qua một gói chi tiêu gồm hai phần nhằm chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ. Tuy nhiên, triển vọng thành công của kế hoạch này không mấy sáng sủa ở Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa duy trì thế đa số, bất chấp trước đó các thành viên Đảng Cộng hoà đã thông qua các biện pháp tương tự tại diễn đàn Thượng viện hoặc trong các ủy ban Thượng viện, nhưng sau đó lại trở về hàng ngũ để ủng hộ yêu cầu của ông Trump đòi tài trợ cho bức tường dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico.

Kế hoạch này dọn đường cho cuộc chiến lớn đầu tiên tại Quốc hội mới giữa các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện do bà Nancy Pelosi lãnh đạo, và Thượng viện do Lãnh đạo khối đa số thuộc đảng Cộng hòa, Mitch McConnell, dẫn đầu.

Tổng thống Trump, thuộc đảng Cộng hòa, khai hỏa vụ đóng cửa chính phủ bắt đầu từ ngày 22/12 khi ông khăng khăng đòi 5 tỷ USD để xây bức tường biên giới như một phần trong bất kỳ gói chi tiêu nào.

Ông Trump coi bức tường biên giới là điều thiết yếu để kiềm hãm di dân bất hợp pháp, lặp lại lập trường đã đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016.

Gói chi tiêu hai phần của đảng Dân chủ bao gồm một dự luật cấp tiền cho Bộ An ninh Nội địa ở mức hiện tại cho tới hết ngày 8/2 và cung cấp 1,3 tỷ USD cho việc xây hàng rào biên giới cùng với 300 triệu USD cho các biện pháp củng cố an ninh biên giới khác gồm công nghệ và camera giám sát.

Phần hai của gói chi tiêu sẽ dùng để cấp tiền cho các cơ quan liên bang hiện đang không được tài trợ, như Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại và Bộ Giao thông, cho đến hết ngày 30/9.

Kế hoạch của đảng Dân chủ ở Hạ viện không bao gồm 5 tỷ USD tiền tài trợ mà Tổng thống Trump đòi hỏi. Ông McConnell tuyên bố các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện sẽ không thông qua một kế hoạch chi tiêu không được sự ủng hộ của Tổng thống Trump.

“Rất đơn giản: Thượng viện sẽ không gửi bất cứ gì đến Tổng thống mà ông ấy sẽ không ký,” người phát ngôn của ông McConnell nói.

Gói chi tiêu của đảng Dân chủ sẽ đặt Tổng thống Trump và các thành viên đảng Cộng hòa vào thế khó. Nếu họ khước từ các dự luật chi tiêu cho các bộ không liên quan đến an ninh biên giới, thì các thành viên đảng Cộng hòa bị xem như đang bắt làm con tin các cơ quan liên bang đó và khoảng 800.000 công chức chính phủ, chỉ vì ông Trump muốn xây một bức tường mà các thành viên đảng Dân chủ cho là sẽ không có hiệu quả và không thực tế.

Nguồn: VOA

Bài Khác