Phó chủ tịch Huawei đối mặt cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran

Phó chủ tịch Huawei đối mặt cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran

.

Hình phác họa trong phiên tòa Tối cao của British Columbia đối với bà Mạnh Vãn Chu. Reuters

Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei sẽ phải đối mặt với cáo buộc gian lận ở Mỹ, và có thể chịu án 30 năm tù giam nếu bị kết tội.

Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập Huawei, bị buộc tội vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Bà đã bị bắt ở Vancouver vào thứ Bảy và sẽ bị dẫn độ về Mỹ và tòa án đang quyết định có cho phép bà tại ngoại hay không.

Phiên xử kéo dài năm giờ hôm thứ Sáu đã kết thúc và vụ kiện đã được hoãn lại cho đến thứ Hai.Phiên tòa hôm thứ Sáu

Tại phiên tòa tối cao British Columbia, bà Mạnh bị cáo buộc đã sử dụng một công ty con của Huawei có tên Skycom để trốn tránh các lệnh trừng phạt đối với Iran từ năm 2009 đến 2014.

Bà Mạnh còn cố tình gây hiểu lầm rằng Skycom là một công ty riêng biệt.

Bà sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 30 năm ở Mỹ nếu bị kết tội.

Các phóng viên tòa án cho biết bà không bị còng tay trong phiên xét xử và mặc một chiếc áo len màu xanh lá cây.

Một luật sư của chính phủ Canada cho biết bà Mạnh bị buộc tội “âm mưu lừa gạt nhiều tổ chức tài chính”.

Ông nói rằng bà Mạnh đã phủ nhận với các ngân hàng Hoa Kỳ rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Huawei và SkyCom, trong khi thực tế “SkyCom chính là Huawei”.

Một luật sư cho rằng bà Mạnh có thể sẽ tẩu thoát cho nên cần từ chối bảo lãnh.

Giới truyền thông bên ngoài phiên tòa tại ngoại
Giới truyền thông bên ngoài phiên tòa tại ngoại. SCIENCE PHOTO LIBRARY

Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng thêm

Vụ bắt giữ đã gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung.

Hai nước trước đó đang giao tranh trong một cuộc chiến thương mại và chỉ mới đạt được một hiệp định đình chiến 90 ngày vào thứ Bảy – cùng lúc xảy ra vụ bắt giữ bà Mạnh.

Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland hôm thứ Sáu cam đoan với Trung Quốc rằng thủ tục tố tụng đang được tuân thủ và bà Mạnh sẽ có quyền tiếp cận lãnh sự trong khi vụ việc của bà đang bị xét xử.

“Canada là một quốc gia có luật pháp và chúng tôi tuân theo các thủ tục, luật pháp và các thỏa thuận của chúng tôi”, bà Freeland nói trong một buổi họp báo.

Bà Freeland cũng nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Justin Trudeau rằng vụ bắt giữ bà Mạnh “không liên quan đến chính trị”.

Mạnh Vãn Chu là ai?

Theo BBC Monitoring, Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, gia nhập Huawei từ đầu năm 1993, khi bà bắt đầu sự nghiệp tại công ty của cha mình với tư cách là một nhân viên tiếp tân.

Sau khi cô tốt nghiệp thạc sĩ kế toán tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong năm 1999, bà gia nhập ban tài chính của Huawei.

Bà Mạnh trở thành giám đốc tài chính của công ty vào 2011 và được đề bạt làm phó chủ tịch vài tháng trước khi bị bắt.

Mối liên hệ của bà Mạnh với cha ba, Nhậm Chính Phi, không được công chúng biết đến cho đến vài năm trước.

Và trái với truyền thống của người Trung Quốc, bà lấy họ mẹ, người vợ đầu của ông Nhậm.

Mạnh Vãn Chu là con gái của người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi
Mạnh Vãn Chu là con gái của người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi. Reuters

Nhiều nước ‘tẩy chay’ Huawei

Một số chính phủ phương Tây lo ngại Bắc Kinh sẽ có quyền truy cập vào mạng di động (5G) và các mạng truyền thông khác thông qua Huawei và mở rộng khả năng gián điệp của mình, mặc dù hãng khẳng định không có chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Nhật Bản dự kiến sẽ cấm chính phủ sử dụng các sản phẩm do Huawei và ZTE sản xuất vì các mối lo ngại về an ninh mạng, truyền thông địa phương đưa tin hôm thứ Sáu.

Tokyo áp dụng động thái của New Zealand và Úc để chặn Huawei.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton cũng nói rằng Hoa Kỳ đã có “mối quan ngại lớn trong nhiều năm” về việc các công ty Trung Quốc “sử dụng tài sản trí tuệ bị đánh cắp của Mỹ, tham gia vào chuyển giao công nghệ và được sử dụng như một lực lượng về công nghệ thông tin cho chính phủ Trung Quốc”.

Trung Quốc nói gì?

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Việc giam giữ mà không đưa ra bất kỳ lý do nào vi phạm nhân quyền của một người.”

“Chúng tôi đã có những đại diện quan trọng đã tới Canada và Mỹ, yêu cầu cả hai bên ngay lập tức làm rõ lý do bị giam giữ và ngay lập tức thả người bị giam giữ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người đó.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng trước đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, vốn đã bị loại bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Nguồn: BBC

Bài Khác