Nga theo chân Mỹ đình chỉ Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung

Nga theo chân Mỹ đình chỉ Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung

.

Nga phủ nhận đã xây dựng tên lửa vi phạm hiệp ước . EPA

Nga vừa đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh lạnh sau khi Mỹ có quyết định tương tự.

Tổng thống Vladimir Putin nói Nga sẽ bắt đầu phát triển tên lửa mới.

Hôm thứ Sáu 1/2, Mỹ, nước từ lâu đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này, chính thức tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước.

Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước cấm cả hai bên sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

“Các đối tác Mỹ của chúng tôi tuyên bố họ sẽ đình chỉ tham gia vào hiệp ước, và chúng tôi cũng làm như vậy,” Ông Putin nói hôm thứ Bảy 2/2.

“Tất cả các đề xuất của chúng tôi trong lĩnh vực này, như trước đây, vẫn để ngỏ. Cánh cửa để đàm phán vẫn mở,” ông nói thêm.

Sáng thứ Bảy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với BBC: “Tất cả các đồng minh (Châu Âu) đồng thuận với Mỹ vì Nga đã vi phạm hiệp ước trong vài năm qua. Họ đang triển khai ngày càng nhiều tên lửa có khả năng hạt nhân ở châu Âu.”

Nga bị cáo buộc những gì?

Người Mỹ nói họ có bằng chứng rằng một tên lửa mới của Nga nằm trong tầm 500-5,500km bị cấm bởi hiệp ước.

Quan chức Mỹ cho biết Nga đã triển khai một số tên lửa 9M729 – hay được NATO gọi là SSC-8.

Tên lửa 9M729 mới của Nga là Mỹ và đồng minh lo ngại
Tên lửa 9M729 mới của Nga là Mỹ và đồng minh lo ngại. REUTERS

Những bằng chững này được đưa ra cho các đồng minh ở NATO của Mỹ và họ đều ủng hộ Mỹ.

Hồi tháng 12, chính quyền Trump ra điều kiện cho Nga phải tuân thủ trở lại các điều khoản của hiệp ước trong 60 ngày, nếu không Mỹ cũng sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước.

Ngoài chuyện phủ nhận đã vi phạm INF, Moscow nói các thiết bị chống tên lửa đạn đạo của Mỹ đang được triển khai ở Đông Âu cũng có khả năng vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Tại cuộc họp với bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Nga hôm thứ Bảy, Tổng thống Putin nói có thể sẽ bắt đầu lên kế hoạch phát triển vũ khí mới.

Những vũ khí này, ông nói, sẽ gồm một dạng của tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr, và các vũ khí siêu ấm mới có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh năm lần.

Nhưng ông Putin nói Moscow sẽ không bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém, và sẽ không triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung trừ khi Mỹ triển khai trước.

Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ là điều hết sức đáng lo ngại cho các nước châu Âu.

“Những tên lửa mới này di động, khó phát hiện, có khả năng hạt nhân và có thể vươn tới các thành phố châu Âu. Chúng có thời gian cảnh báo rất ngắn nên chúng làm giảm ngưỡng [đề phòng] việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể trong một cuộc xung đột,” Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg nói với BBC.

Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) là gì?

Mikhail Gorbachev and Ronald Reagan signing the INF Treaty in 1987
Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước năm 1987. AFP
  • Được Mỹ và Nga ký kết năm 1987, hiệp ước kiểm soát vũ khí này cấm tất cả các tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân tầm ngắn và tầm trung, trừ các loại vũ khí được phóng từ đại dương
  • Mỹ đã quan ngại về việc Nga triển khai hệ thống tên lửa SS-20 và phản ứng bằng cách đặt tên lửa hành trình và tên lửa Pershing ở châu Âu – làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng rãi
  • Tới năm 1991, gần 2700 tên lửa đã bị phá hủy
  • Cả hai quốc gia được phép thanh tra các chương trình lắp đặt tên lửa của nước kia
  • Năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hiệp ước không còn phục vụ lợi ích của Nga
  • Động thái này diễn ra sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống Tên lửa đạn đạo năm 2002

Nguồn: BBC

Bài Khác