Mỹ tung chế tài ‘nặng nề nhất’ đối với Iran

Mỹ tung chế tài ‘nặng nề nhất’ đối với Iran

 

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài nơi từng là đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tehran hôm Chủ Nhật. GETTY IMAGES

 

Mỹ áp các lệnh trừng phạt “nặng nề nhất” đối với Iran hôm 5/11 tiếp theo sau làn sóng biểu tình tại quốc gia dầu mỏ.

Chính quyền Trump đang khôi phục tất cả các biện pháp trừng phạt vốn đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhắm vào cả Iran và các quốc gia làm ăn với họ.

Chế tài sẽ đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và các ngân hàng, tất cả các lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế.

Hàng ngàn người Iran hô vang “Mỹ phải chết” trong cuộc biểu tình hôm 4/11, khước từ lời kêu gọi đàm phán.

Quân đội Iran được dẫn lời nói rằng họ tổ chức các cuộc diễn tập không quân hai ngày từ hôm 5/11 để chứng tỏ khả năng phòng thủ.

Các cuộc biểu tình diễn ra vào ngày kỷ niệm 39 năm chiếm giữ sứ quán Mỹ tại Tehran, dẫn đến bốn thập kỷ thù địch lẫn nhau.

Trước khi đi đến cuộc vận động cho bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Iran đã phải chật vật dưới chính sách của chính quyền của ông.

“Các lệnh trừng phạt Iran rất mạnh. Đó là những biện pháp trừng phạt nặng nề nhất mà chúng tôi từng áp đặt. Và chúng tôi sẽ xem điều gì xảy ra với Iran, nhưng sẽ không tốt cho họ đâu.”

Diễn tiến

 

Washington áp các biện pháp trừng phạt sau khi ông Trump hồi tháng 5/2018 rút khỏi hiệp định năm 2015 nhằm ngăn tham vọng hạt nhân của Iran.

Washington cũng cho biết muốn ngăn những gì họ gọi là các hoạt động “nguy hại” của Tehran gồm tấn công mạng, thử nghiệm tên lửa đạn đạo và trợ giúp các nhóm khủng bố và dân quân ở Trung Đông.

Ông Mike Pompeo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn “tăng áp lực tối đa” lên Iran. GETTY IMAGES

 

Hồi tháng 5/2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Mỹ đang áp đặt “những biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử” đối với Iran.

Trong một bài phát biểu tại Washington, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng Iran sẽ phải “chống đỡ để giữ cho nền kinh tế của nước này còn sống” sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.

Đồng nhiệm phía Iran của ông Pompeo nói Mỹ “lặp lại những lựa chọn sai lầm giống trước đây và do đó sẽ gặt hái những phần thưởng xấu”.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ từng được dỡ bỏ sau thỏa thuận năm 2015 sẽ được tái áp dụng, ông Pompeo nói, và những biện pháp mới này sẽ cùng nhau tạo thành “áp lực tài chính chưa từng có đối với chế độ Iran”.

Các biện pháp trừng phạt trước đây của Mỹ cấm hầu hết toàn bộ thương mại với Iran, chỉ có một số ngoại lệ đối với hoạt động “được dự kiến phục vụ người dân Iran” chẳng hạn như xuất khẩu thiết bị y tế và nông nghiệp.

quan hệ Mỹ - Iran

Truyền thông quốc tế theo dõi chặt chẽ các diễn biến mới trong quan hệ Mỹ – Iran. GETTY IMAGES

 

Ngoại trưởng Mỹ không nói các biện pháp mới mà Washington đang suy tính là gì, nhưng ông Pompeo miêu tả các chế tài được áp đặt tuần trước lên ngân hàng trung ương Iran như “chỉ là khởi đầu”.

‘Rủi ro’

 

Một số công ty lớn nhất của châu Âu đổ xô vào làm ăn với Iran sau thỏa thuận hạt nhân nay rơi vào tình thế buộc lựa chọn giữa đầu tư ở đó hay làm ăn kinh doanh với Mỹ. Một số hợp đồng lớn nhất gặp rủi ro bao gồm:

Nhà khổng lồ năng lượng của Pháp, hãng Total, với giá trị lên tới 5 tỷ đô la, được ký kết để giúp Iran phát triển mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Tiếp theo có thể kể đến thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD của hãng Saga Energy của Norway nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

Một thỏa thuận của Airbus bán 100 phi cơ phản lực cho hãng hàng không IranAir. Iran là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và xuất khẩu dầu và khí đốt của nước này trị giá hàng tỷ đô la mỗi năm.

Cả sản lượng dầu của cả nước và GDP của Iran đều giảm đáng kể dưới lệnh trừng phạt quốc tế. Các hình phạt sẽ được áp dụng lại ngay lậ tức nhưng phải sẽ theo các giai đoạn gồm ba tháng và sáu tháng.

Ông Pompeo nói Iran sẽ không bao giờ có thể chiếm ưu thế ở Trung Đông.

Trong phản ứng của mình, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói “Ngoại giao Mỹ chỉ đơn giản là một sự hồi quy với những thói quen cũ vốn bị cầm tù bởi những ảo tưởng và chính sách thất bại.”

Iran, ông nói thêm, đang làm việc với các đối tác khác của thỏa thuận hạt nhân để tìm một giải pháp.

Nguồn: BBC

Bài Khác