Loạt vụ đánh bom khiến người Sri Lanka nhớ về cuộc nội chiến kinh hoàng

Loạt vụ đánh bom khiến người Sri Lanka nhớ về cuộc nội chiến kinh hoàng

Cảnh chết chóc sau các vụ đánh bom liên hoàn ở Sri Lanka nhắc nhở người dân về 26 năm sống trong bạo lực của thời kỳ nội chiến. 

Số người chết trong các vụ đánh bom Sri Lanka tăng lên 290  /  Sri Lanka hứng chịu 8 vụ nổ liên tiếp, 207 người thiệt mạng

Security personnel inspect the interior of St. Sebastian’s Church in Negombo on April 22, 2019, a day after the church was hit in series of bomb blasts targeting churches and luxury hotels in Sri Lanka. – The death toll from bomb blasts that ripped through churches and luxury hotels in Sri Lanka rose dramatically April 22 to 290 — including dozens of foreigners — as police announced new arrests over the country’s worst attacks for more than a decade. (Photo by ISHARA S. KODIKARA / AFP)
Một phụ nữ vừa khóc vừa cầu nguyện tại nhà thờ Thánh Sebastian hôm nay. Ảnh: AFP.

Khi taxi tấp vào cửa sau khách sạn Shangri-La ở thủ đô Colombo của Sri Lanka, Harischandra cảm thấy có điều gì đó bất ổn. Đám đông ra hiệu cho anh không vào khách sạn vì nguy hiểm. Tài xế liền lái xe vòng ra hướng mặt trước của khách sạn và Harischandra tận mắt chứng kiến hiện trường kinh hoàng của một vụ đánh bom. Các nạn nhân nhốn nháo sơ tán, những người bị thương được đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Máu ở khắp mọi nơi. 

“Mọi thứ ở trong trạng thái hoảng loạn”, Harischandra, 24 tuổi, giám đốc một công ty tiếp thị số, nhớ lại. “Trong thoáng chốc, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Harischandra quyết định chuyển đến khách sạn Cinnamon Grand vì nghĩ rằng ở đó sẽ an toàn hơn. Nhưng vừa bước xuống taxi và chuẩn bị bước vào sảnh khách sạn, Harischandra nghe thấy một tiếng nổ lớn. Đến lượt Harischandra phải đi sơ tán.

Harischandra bắt vội một chiếc xe lam đến quán cafe, điểm hẹn của anh và một số người bạn, tất cả đều chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra. 

Vào ngày 21/4, đúng dịp lễ Phục sinh, hàng loạt vụ đánh bom diễn ra tại nhiều nhà thờ và khách sạn sang trọng ở thủ đô Sri Lanka khiến 290 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Đây là vụ đánh bom nhắm vào thường dân đẫm máu nhất trong lịch sử của đảo quốc Nam Á này kể từ sau cuộc nội chiến kéo dài 26 năm kết thúc vào năm 2009.

Cuộc nội chiến kéo dài gần 26 năm giữa quân đội chính phủ và lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil, tổ chức đòi ly khai cho người Tamil ở phía đông bắc Sri Lanka, đã khiến 80.000-100.000 người thiệt mạng. Nội chiến chỉ kết thúc khi phe ly khai dần tan rã sau các chiến dịch truy quét của quân đội chính phủ.

Với Shantha Prasad, một người Sri Lanka sống ở thủ đô Colombus, ký ức về cuộc nội chiến tràn về khi anh đưa những đứa trẻ bị thương trong các vụ đánh bom liên hoàn vào bệnh viện.

“Tôi đã đưa khoảng 8 cháu nhỏ bị thương vào viện hôm qua”, Prasad nói. “Có hai bé gái 6 tuổi và 8 tuổi, bằng tuổi con gái tôi. Quần áo các cháu rách nát, đẫm máu. Thật không thể chịu nổi khi lại chứng kiến cảnh tàn bạo thế này”.

Đối với nhiều người Sri Lanka, loạt vụ đánh bom kinh hoàng hôm qua làm họ nhớ lại ký ức đau đớn về cuộc xung đột kéo dài ba thập niên khiến hơn 100.000 người thiệt mạng.

Trong những năm đó, đánh bom thường xuyên xảy ra, khiến nhiều người Sri Lanka đứng giữa ranh giới cái chết khi đi lại trên đường phố hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng.Video Player is loading.PauseCurrent Time 0:25/Duration 0:48Loaded: 0%Progress: 0%UnmuteFullscreen

Cảnh tượng hỗn loạn sau vụ đánh bom nhà thờ ở Sri Lanka.

Tại thủ đô Colombo, Malathi Wickrama, một người quét rác, vô cùng lo lắng khi làm việc. “Giờ chúng tôi sợ không dám chạm vào túi nhựa màu đen đựng rác”, anh nói. “Chuỗi vụ nổ hôm qua khiến chúng tôi nhớ lại thời gian thường xuyên sợ hãi mỗi lần đi xe buýt hay tàu hỏa vì bom giấu trong bưu kiện”.

Harischandra vẫn nhớ cha mẹ anh lo lắng như thế nào cho sự an toàn của gia đình trong suốt thời gian nội chiến, và sự lo lắng đó giờ đây đã quay trở lại. “Cha mẹ tôi sợ đây là khởi đầu cho một cuộc xung đột sắc tộc”, anh nói.

Vào tối 21/4, Harischandra ở trong nhà cùng mọi người trong gia đình và nín thở chờ qua giờ giới nghiêm. Anh cho biết “không khí rất căng thẳng” nhưng vẫn hy vọng những gì tồi tệ nhất đã qua, ít nhất cho đến nửa đêm họ không nghe thấy thêm một vụ nổ nào nữa.

Chính phủ Sri Lanka hôm nay dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, người dân bắt đầu đi lại trên đường phố Colombo, nơi an ninh được siết chặt. Trường học và sàn giao dịch chứng khoán đóng cửa, nhưng một số cửa hàng đã mở lại, giao thông công cộng đã hoạt động.

Imtiaz Ali, một tài xế tuk-tuk, cho hay gia đình đã khóc vì đau đớn khi mất đi cháu trai trong vụ nổ bom khách sạn Cinnamon Grand. “Cháu tôi mới 23 tuổi, nó làm nhân viên kinh doanh ở khách sạn này và chuẩn bị lấy vợ tuần tới”, Ali nói. “Chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ cho đám cưới tại nhà, nhưng giờ đám cưới biến thành đám tang”.

Khi Ali dừng lại mua xăng dự phòng, nhân viên cho hay cảnh sát cấm bán xăng dầu vào can hay chai vì sợ chúng được sử dụng để chế tạo bom.

Ở những nơi khác trong thành phố, nhiều người vẫn tiếp tục làm việc, quyết tâm duy trì cuộc sống thường nhật bất chấp thảm kịch.

“Chúng tôi là người kiên cường”, Nuwan Samarweera, 50 tuổi, nhân viên văn phòng, cho hay. “Chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều cảnh đau thương trong nội chiến. Với thế giới bên ngoài, nó có vẻ là điều to tát nhưng với chúng tôi, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Chúng tôi phải nén lại đau thương và đi tiếp”.

Ở phía bắc thủ đô Colombo, người dân tập trung tại một địa điểm ngoài nhà thờ Thánh Sebastian, nơi hàng chục người thiệt mạng khi tham dự lễ cầu nguyện đúng ngày lễ Phục sinh, để tỏ lòng tiếc thương.

Cảnh sát hỗ trợ dọn dẹp trong nhà thờ Thánh Sebastian. Ảnh: AFP.
Sri Lankan security personnel inspect the debris of a car after it explodes when police tried to defuse a bomb near St. Anthony’s Shrine in Colombo on April 22, 2019, a day after the series of bomb blasts targeting churches and luxury hotels in Sri Lanka. – The death toll from bomb blasts that ripped through churches and luxury hotels in Sri Lanka rose dramatically April 22 to 290 — including dozens of foreigners — as police announced new arrests over the country’s worst attacks for more than a decade. (Photo by Jewel SAMAD / AFP)

Một người mẹ và con trai rót trà mời lực lượng an ninh tới hỗ trợ, trong lúc những người dọn dẹp đeo mặt nạ dọn sạch mảnh kính và gỗ vụn trong nhà thờ. Các nhà sư Phật giáo tham gia cùng linh mục, nữ tu và người dân bình thường tới để chia buồn.

“Sáng nay tôi thức dậy và tự hỏi ‘mình có thể làm gì để giúp đỡ?'” Churchill Karunaratne, 52 tuổi, khóc khi đặt hoa ngoài nhà thờ. “Tôi đến hiện trường sau khi vụ nổ xảy ra, thấy xác chết khắp nơi”, người bố có ba con nhỏ nói. “Con tôi xem tin tức trên tivi và giờ chúng rất sợ đi nhà thờ. Chúng đặt rất nhiều câu hỏi, như ‘Chúa đang ở đâu?'”

Hồng Hạnh – An Hồng (Theo AFP, SCMP

Bài Khác