Hong Kong: Giao thông tê liệt khi chính quyền trấn áp “bạo loạn”

Hong Kong: Giao thông tê liệt khi chính quyền trấn áp “bạo loạn”

Hong Kong
Image captionNgười biểu tình và phản đối chính quyền tiếp tục đeo khẩu trang và mặt nạ bất chớp lệnh cấm của chính quyền Hong Kong

Hầu hết hệ thống tàu điện ngầm của Hong Kong vẫn đóng cửa sau một ngày chứng kiến các nhà ga và doanh nghiệp bị tấn công trong các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ.

Chỉ có sân bay Express vẫn mở khi người biểu tình bắt đầu những cuộc phản đối mới trên lãnh thổ Trung Quốc tự trị.

Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga hay Carrie Lam bảo vệ quyết định của bà tuyên bố sử dụng sức mạnh khẩn cấp để khôi phục trật tự.

Bạo lực cực đoan minh họa rõ ràng rằng an toàn công cộng của Hong Kong đang bị đe dọa rộng rãi. Đó là lý do cụ thể mà chúng tôi phải đưa ra luật khẩn cấp ngày hôm qua để đưa ra luật chống đeo khẩu trangLâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong

Hong Kong đã trải qua một “đêm rất đen tối” đầy “bạo lực cực độ”, bà nói.

Tình trạng bất ổn gia tăng vào thứ Sáu, 04/10/2019, sau khi một người biểu tình trẻ tuổi bị cảnh sát bắn vào chân.

Người biểu tình cũng kêu gọi mọi người bất chấp lệnh cấm đeo khẩu trang do bà Lâm công bố.

Tình trạng bất ổn ở thuộc địa cũ của Anh bắt đầu vào tháng Sáu, nổ ra sau khi chính quyền công bố dự luật dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục.

Dự luật dẫn độ sau đó đã bị hủy bỏ nhưng các cuộc biểu tình đã mở rộng thành các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và chống cảnh sát.

Tình hình ngày thứ Bảy?

Hong Kong
Image captionThông điệp của trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga được công bố trên truyền hình địa phương

MTR (Mass Transit Railway), nhà điều hành đường sắt, nói họ không thể tiếp tục các dịch vụ bình thường vì việc sửa chữa vẫn đang được thực hiện tại các nhà ga bị hư hại. Một dịch vụ xe bus hạn chế sẽ được cung cấp.

Các siêu thị và ngân hàng cũng đã đóng cửa, “quay cuồng” vì sự hỗn loạn vào hôm thứ Sáu khi những người bạo loạn nhắm vào các trạm ga MTR và các doanh nghiệp được cho là có liên kết với Trung Quốc đại lục.

“Hành vi cực đoan của những kẻ bạo loạn đã đưa Hong Kong trải qua một đêm rất đen tối, khiến cộng đồng hôm nay bị tê liệt một nửa”, bà Lâm nói trong một tuyên bố trên một bang video được ghi lại từ trước.

“Bạo lực cực đoan minh họa rõ ràng rằng an toàn công cộng của Hong Kong đang bị đe dọa rộng rãi. Đó là lý do cụ thể mà chúng tôi phải đưa ra luật khẩn cấp ngày hôm qua để đưa ra luật chống đeo khẩu trang.”

“Chúng ta không thể cho phép những kẻ bạo loạn phá hủy Hong Kong quý giá của chúng ta hơn nữa”, trưởng đặc khu hành chính nói thêm.

Hàng trăm người biểu tình, nhiều người trong số đó đeo mặt nạ, diễu hành qua khu mua sắm Causeway Bay vào thứ Bảy 05/10.

“Chúng tôi không chắc chuyện gì sẽ xảy ra sau đó nhưng chúng tôi cảm thấy phải ra ngoài và thể hiện quyền cơ bản của mình để được đeo khẩu trang “, Sue, 22 tuổi, nói với hãng tin Anh Reuters từ đằng sau khẩu trang và cặp kính mắt đều có màu đen của cô.

Hong Kong
Image captionKính bị đập vỡ ở một số nhà ga tại Hong Kong

“Chính phủ cần phải biết rằng họ không thể ép người dân Hong Kong như thế.”

Một cư dân Pháp, người cho biết tên là Marko, nói với hãng tin Pháp AFP rằng lệnh cấm mặt nạ là “đổ thêm dầu vào lửa”.

“Nhưng tôi nghĩ rằng những người phá hủy các trạm là những kẻ cực đoan”, ông nói.

Mức độ nguy hiểm?

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang chịu áp lực mạnh mẽ từ các cuộc vận động của khối kinh doanh hùng mạnh trên vùng lãnh thổ đòi chấm dứt các cuộc biểu tìnhRupert Wingfield-Hayes, Phóng viên BBC, Hong Kong

Trong suốt nhiều tháng, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ngày càng trở nên bạo lực.

Hôm thứ ba 01/10, cảnh sát đã bắn một người biểu tình bằng một viên đạn thật lần đầu tiên, làm bị thương một thanh niên 18 tuổi, người được cho là đã tấn công một sĩ quan cảnh sát.

Hôm thứ Sáu, 4/10, một vị thành niên nam 14 tuổi bị bắn vào chân bằng một loạt đạn thật ở Yuen Long, một thị trấn ở phía tây thành phố.

Hong Kong
Image captionGa tàu Causeway Bay MTR bị thiệt hại do một vụ đốt phá

Một sĩ quan cảnh sát mặc thường phục đi một xe cảnh sát không ghi rõ phiên hiệu sau đó dường như đã bị những người bạo loạn ở cùng khu vực nhắm mục tiêu, nhưng giới chức không liên kết hai vụ việc, tờ South China Morning Post đưa tin.

Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC News từ Hong Kong ghi nhận áp lực đối với kinh doanh.

“Những người biểu tình cực đoan hơn đeo mặt nạ, khẩu trang, một phần để bảo vệ bản thân khỏi hơi cay – nhưng cũng để duy trì sự ẩn danh của họ. Vì cả hai lý do, chính quyền Hong Kong muốn việc đeo mặt nạ dừng lại,” phóng viên của chúng tôi nói.

“Từ nửa đêm hôm thứ Sáu, bất cứ ai bị bắt gặp trên đường đeo khẩ trang sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ. Người biểu tình đeo khẩu trang có thể bị bắt và có thể phải ngồi tù một năm.

“Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang chịu áp lực mạnh mẽ từ các cuộc vận động của khối kinh doanh hùng mạnh trên vùng lãnh thổ đòi chấm dứt các cuộc biểu tình.

“Bạo lực trên đường phố đạt đến một cấp độ mới trong tuần này nhưng lần đầu tiên chính quyền ban bố luật khẩn cấp trong hơn 50 năm, điều cũng được cho là có thể gây leo thang xung đột.

“Các nhóm sinh viên cực đoan dẫn đầu các cuộc biểu tình nói họ sẽ bất chấp các luật cấm,” vẫn theo phóng viên của chúng tôi từ Hong Kong.

Bài Khác