Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ

Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ

Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ

Vietbf.com Đài Loan sẽ tổng động viên hơn 10 triệu người quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập. “Toàn bộ người dân Đài Loan kiên quyết phản đối chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ [của Trung Cộng]”, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định cứng rắn. Người Đài Loan quyết tử chiến với giặc Trung Cộng chứ không chịu đầu hàng, bà Thái Anh Văn nói. Hiện nay dân số Đài Loan khoảng 23 triệu và trong số này có 10 triệu người có khả năng huấn luyện làm binh lính.


Trong khi Đài Loan có một đội quân khoảng 300 ngàn thường trực thì Trung Cộng là 2 triệu. Mặc dù quân số ít nhưng độ tinh nhuệ của Đài Loan với vũ khí tối tân sẽ khiến Trung Cộng không dễ đánh bại.

Ngoài ra số người đã từng được huấn luyện quân sự ở Đài Loan là khá cao, có thể đưa vào ngay lập tức hơn 2 triệu người dự bị vào quân đội, ngang ngửa với Trung Quốc. Đài Loan cũng có khoảng 2000 xe tăng (TQ 9000), hơn 4000 xe thiết giáp (TQ 4800), hơn 800 máy bay (TQ 3000) 307 trực thăng (TQ 800).

Theo thứ hạng thế giới, Đài Loan có sức mạnh quân đội đứng thứ 18 trên thế giới, TQ thứ 3.

Bà Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc đại lục, nhưng chỉ với tư cách là chính quyền dân chủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/12/2018 đã chính thức ký phê chuẩn đạo luật Asia Reassurance Initiative Act ARIA (Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á) nhằm tái xác lập vị thế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trước Trung Quốc.

Đạo luật tái khẳng định lập trường của Mỹ về việc ngăn cản và đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và củng cố quan hệ đối tác quân sự với Đài Loan. Phía Mỹ cho biết sẽ tiếp tục đánh giá các nhu cầu của Đài Loan và sẽ tiếp tục bán vũ khí cho hòn đảo theo đúng quy định trong các đạo luật về quan hệ với Đài Loan, nhấn mạnh động thái này nhằm hỗ trợ an ninh cho hòn đảo và bảo vệ hòa bình cũng như ổn định ở eo biển Đài Loan.

Từ khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh chiếc dịch cô lập vùng lãnh thổ này. Hiện Đài Loan chỉ có 17 đồng minh, so với con số 22 đồng minh hồi năm 2017.


Vào ngày 1.1.1979, Trung Quốc tuyên bố kết thúc tình trạng thường xuyên nã pháo vào những đảo Đài Loan kiểm soát gần Trung Quốc và ngỏ lời kết nối liên lạc giữa hai bên sau nhiều thập niên thù địch. Dù các kết nối cá nhân, liên quan văn hóa và kinh doanh giữa hai bên vẫn được thắt chặt cho đến ngày nay, nhưng vẫn chưa có một hiệp ước hòa bình nhằm kết thúc tình trạng thù địch.


“Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ đánh giá sự việc nghiêm túc và có thể lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ chúng tôi”, bà Thái phát biểu trước báo giới ở Đài Bắc ngày 5-1-2019, khi đề cập tới lời cảnh báo dùng vũ lực để “thống nhất” của Bắc Kinh. Trong tuyên bố ngày 5-1, bà Thái nói rằng nếu cộng đồng quốc tế không ủng hộ nền dân chủ của vùng lãnh thổ này, thì “chúng tôi có thể phải hỏi rằng liệu đâu sẽ là nơi kế tiếp?”.


Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động như một quốc gia độc lập kể từ năm 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bị lực lượng cộng sản đánh đuổi ở Đại lục và chạy sang hòn đảo này. Năm ngoái, Trung Quốc cũng buộc các hãng hàng không và khách sạn nước ngoài liệt kê Đài Loan là một phần của Trung Quốc trên trang web của họ.


Theo các tài liệu học tập của Trung Quốc mà các chuyên gia Tây phương có được, khi tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc dự trù sử dụng hỏa lực tên lửa áp đảo, trên không, trên biển để nhanh chóng hủy diệt các công sự phòng thủ của đối phương, vô hiệu hóa các đại đơn vị ngay từ phút đầu tiên. Cùng lúc, gián điệp đặc công xâm nhập từ trước sẽ ra tay ám sát tổng thống Thái Anh Văn, phá hoại hệ thống truyền tin và giao thông, biến tàn quân thành rắn mất đầu.


Giai đoạn hai sẽ là chiến dịch vượt eo biển với hàng chục ngàn tàu lội nước, thương thuyền của tư nhân chở một triệu quân đổ bộ. Cũng theo dự kiến, trong vòng một tuần lễ Đài Bắc sẽ thất thủ. Tuần thứ hai, ban hành thiết quân luật, biến hải đảo thành tiền đồn đối phó với cuộc phản công của quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu đánh thật, quân đội Trung Quốc sẽ gặp một kịch bản khác vì ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa không hội đủ.


Theo chuyên gia địa chính trị Đông Á Tanner Green trên mạng Slate.fr, trở ngại đầu tiên là Trung Quốc không thể ra tay bất ngờ. Bởi vì để vượt eo biển, mỗi năm chỉ có tháng Tư và tháng Mười là sóng yên gió lặng. Chuyên gia Mỹ Ian Easton, (tác giả quyển sách The Chinese Invasion Threat : Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia) nhận định Mỹ, Nhật và Đài Loan biết quân đội Trung Quốc chuẩn bị động binh trước đến 60 ngày và biết nơi nào là mục tiêu của tên lửa trước 30 ngày.

Như vậy, Đài Loan có đủ thời giờ di dời các cơ quan chỉ huy trọng yếu, tăng cường phòng thủ, bắt nhốt gián điệp, gài thủy lôi và mìn, phân tán mỏng lực lượng võ trang và phân phát vũ khí cho 2,5 triệu quân trừ bị. Chưa hết, hàng triệu công nhân Trung Quốc làm việc ở các công ty Đài Loan sẽ bị sa thải và mất lương. Nhân viên hoạt động tại Đài Loan bị cấm gửi tiền về quê khi Trung Quốc khai hỏa.


Ở mặt tây của Đài Loan, 13 bãi biển thuận tiện cho đối phương đổ bộ đã được chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Tuy trong thời bình, hàng loạt đường hầm kiên cố đã được xây dựng nối kết với những kho vũ khí, kho lương thực dưới mặt đất. Trên các mỏm núi là rừng cây gai. Hầu hết các nhà máy hóa học của Đài Loan tập trung ở vùng duyên hải sẽ là những lò phun hơi ngạt khi cần.


Những tàu đổ bộ nào không bị tiêu diệt trên biển sẽ đưa lính vào « mê hồn trận» tân thời : hàng hàng cây số lưới sắt bén như dao cạo, những móc câu, dây kẽm gai, chông sắt, tường thép chống tăng cùng với trùng trùng container và xe phế thải.


Tất cả các con đường và địa điểm đổ bộ, chuyển quân đã được ghi tọa độ. Mỗi tòa cao ốc, mỗi khu phố sẽ biến thành một « quần đảo trên bộ » kéo quân Hoa lục vào chiến tranh thành phố.

Thiên thời và địa lợi không có, Trung Quốc còn bị thiếu yếu tố nhân hòa. Hơn ai hết, ban lãnh đạo Bắc Kinh xem Đài Loan là cái gai phải nhổ, vì hải đảo là một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng ở châu Á, theo Mathieu Duchatel, chuyên gia Pháp thuộc viện ECFR. Trung Quốc biết rõ phe muốn thống nhất với Hoa Lục không bao giờ đủ đa số để lên cầm quyền. Một kết quả thăm dò ý dân công bố ngày hôm nay, ba ngày sau lời đe dọa của Tập Cận Bình, cho thấy 84% dân Đài Loan khước từ sống chung với chế độ Hoa lục.


Điều mà Đài Bắc cần được trấn an để không mất tinh thần là sự hỗ trợ của Mỹ về chiến lược và vũ khí. Điều này vừa được tổng thống Donald Trump đáp ứng. Với John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ , Đài Loan có người bạn vô giá. Ngay sau khi Tập Cận Bình đọc xong « thông điệp gửi đồng bào Đài Loan », chủ nhân Nhà Trắng ký đạo luật « Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á » (ARIA) đã được Quốc Hội biểu quyết một tháng trước : cho phép bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với các đe dọa hiện tại và tương lai từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.


Theo trang tin Asia Times, Hải quân Đài Loan đã công bố đoạn video trên internet, cho thấy tên lửa chống hạm siêu âm mới Hùng Phong 3 (Hsiung Feng-3) được phóng từ tàu hộ vệ Tuo Chiang.

Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong 3 sử dụng cả động cơ nhiên liệu rắn và lỏng, có thể tấn công các mục tiêu trong khoảng cách từ 30 – 400 km. Vũ khí này là biến thể mới nhất của dòng tên lửa được Đài Loan phát triển từ những năm 1970.

Bài Khác