Công an Việt Nam chuẩn bị chiến tranh với ai?
Phạm Chí Dũng
Jun 15 2018
Không phải văn bản cấp nghị quyết hay nghị định của chính phủ, mà chỉ là hình thức một thông tư của Bộ Công an nhưng lại đang gây ngạc nhiên, nếu không muốn nói là kinh ngạc, đối với dư luận xã hội và giới quan sát chính trị.
Vào trung tuần tháng Sáu năm 2018, Bộ Công an bất ngờ ban hành Thông tư số 17/2018 quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 1/7. Theo đó, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, trại giam, công an cấp tỉnh, công an quận, huyện, thị xã… được xem xét trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ như: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, trực thăng vũ trang, tên lửa chống tăng cá nhân… Còn công an xã, phường, thị trấn được xem xét để trang bị súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay…
Vì sao lại xuất hiện động thái vũ trang quá đặc biệt trên trong thời điểm này?
‘Thế lực thù địch’ hay nhân dân?
Nếu cơ chế trang bị súng cho công an xã là có thể lý giải được vì đây là một đề xuất loại ‘cố đấm ăn xôi’ của Bộ Công an từ vài năm trước và tái xuất hiện vào cuối năm 2017, thì việc công an từ cấp huyện trở lên được trang bị những loại vũ khí hạng bán nặng và hạng nặng như súng trung liên, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, trực thăng vũ trang, tên lửa chống tăng cá nhân… đã đặt ra một dấu hỏi rất lớn: công an cần những loại vũ khí này để đánh ai?
Chiến tranh với ‘thế lực thù địch’ hay với dân?
Nếu đối tượng bị tấn công là ‘các thế lực thù địch’ thì không có cơ sở, vì cho tới nay vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã hình thành một lực lượng ‘phản động’ được quân sự hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng chẳng có một lực lượng chính trị đối lập nào. Thậm chí ngay cả những tổ chức xã hội dân sự độc lập còn không thể tổ chức sinh hoạt vì bị công an ngăn chặn.
Còn nếu giới quan chức công an vẫn cố tình cường điệu vai trò của ‘tổ chức khủng bố Việt Tân’ thì chính ngành công an lại quá thiếu bằng chứng để chứng minh rằng Việt Tân có một vai trò chính trị hay quân sự đủ lớn ở Việt Nam mà phải khiến cho toàn bộ ngành công trang bị súng ống từ đầu đến chân.
Vậy phải chăng các loại vũ khí bán nặng và hạng nặng sẽ được công an dùng để đàn áp dân?
Nếu mục đích trên là có thực, sẽ là quá hoang tưởng đối với ngành công an khi xem nhân dân là thù địch, cho là dân có thể tự chế ra xe tăng và phải dùng đến những loại vũ khí sát thương hạng nặng để chống lại những người đã sinh thành ra mình.
Tuy nhiên, trong thực tế đàn áp dân từ trước đến nay, đa phần công cụ được ngành công an sử dụng là dùi cui, lực đạn cay hay cùng lắm là đạn cao su. Theo logic phát triển về tầm mức sử dụng vũ khí, nếu tình hình trở nên thách thức lớn hơn, công an có thể dùng súng thật và đạn thật, nhưng vẫn không thể đến mức dùng máy bay trực thăng vũ trang hay súng chống tăng… trong khi dân chỉ toàn tay không.
Hơn nữa, việc trang bị các loại vũ khí hạng nặng cho công an từ cấp huyện trở lên là cực kỳ tốn kém. Liệu một nền ngân sách quốc gia – vốn đang lâm vào tình thế cạn kiệt, đang phải vắt cổ dân để dùng đến hơn 70% trong mục chi thường xuyên chi trả lương cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang, đang phải xóa toàn bộ các tổng cục của Bộ Công an và giảm mạnh biên chế của ngành này…, có chịu nổi gánh nặng trang bị vũ khí hạng nặng cho công an?
Trong khi đó, các loại vũ khí như súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, trực thăng vũ trang, tên lửa chống tăng cá nhân… thường chỉ được trang bị trong quân đội ở cấp tiểu đoàn, còn trực thăng vũ trang chỉ được trang bị cho cấp trung đoàn trở lên. Những loại vũ khí này chỉ được sử dụng trong tác chiến trên chiến trường với đối phương chứ không phải là đánh nhau với dân trong từng góc phố.
Chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?
Chỉ còn lại một nguồn cơn mà rất có thể đã dẫn tới quyết định quân sự hóa công an từ cấp huyện trở lên: Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, rất nhiều tàu cá Việt Nam đã bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất xuống biển.
Không chỉ đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016, Trung Quốc còn tiến thêm một bước dài khi mang cả máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa vào năm 2018.
Đến lúc này, tình thế đã trở nên bi kịch hơn hẳn: không những các giàn phóng tên lửa của Việt Nam ở Trường Sa đã chẳng thể khiến Trung Quốc hoảng sợ, mà cả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu Tháng Ba, 2018 (theo lời “cầu viện” chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam) cũng chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc.
Nhưng nguyên nhân đặc biệt nhất là chính thể Việt Nam, cùng nền ngân sách đang rơi vào cảnh suy kiệt mà chỉ còn trông chờ vào thói đè đầu dân chúng để tróc thuế và khai thác nguồn tài nguyên gần như duy nhất còn lại là dầu khí, lại đang lâm vào bi kịch không những phải ‘giương cờ trắng’ tại mỏ Cá Rồng Đỏ và mỏ Cá Voi Xanh, mà còn có thể phải ‘quy hàng thiên triều’ ở mỏ Lan Đỏ.
Vào tháng Sáu năm 2018, một bản đồ lưỡi bò được Trung Quốc vẽ lại đã ‘liếm’ qua đến 67 mỏ dầu khí của Việt Nam, bất chấp Việt Nam luôn tuyên bố đây là vùng chủ quyền của mình. Điều đó có nghĩa là ngay giờ đây, chính thể Việt Nam không còn có thể tự khai thác dầu khí ngay trên vùng lãnh thổ của mình nữa.
Giờ đây, kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đang lặp lại, khiến giới chóp bu Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần Biển Đông.
Phương trình Biển Đông cứ mỗi tháng trôi qua lại sinh sôi thêm nhiều ẩn số. Có quá nhiều lý do để Bộ Chính trị đảng cùng cơn lạm phát gần 500 tướng quân đội phải đau đầu đến thống phong. Nếu chấp nhận “hợp tác cùng khai thác dầu khí” với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị, Việt Nam sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và một cách chính thức bắt đầu chấp nhận ách đô hộ của “Hoàng đế Tập Cận Bình”.
Còn nếu không chấp nhận cách chia bôi lợi nhuận dầu khí với kẻ cướp, tương lai có thể sẽ là một cuộc xung đột quân sự.
Thật thế, tương lai Trung Quốc tái hiện cuộc chiến biên giới năm 1979 trên biển Đông và có thể cả trên đất liền có vẻ đang đến gần, nhất là khi sự can thiệp của hải quân và không quân Hoa Kỳ ở Biển Đông là chưa đủ ý nghĩa để khiến Trung Quốc phải chùn bước.
Nếu trong nhiều năm trước giới chóp bu Việt Nam hầu như vô cảm trước cảnh tàu ngu dân Việt bị ‘tàu lạ’ đâm va bắn giết, thì nay trước nguy cơ mất ăn dầu khí và mất nguồn ngân sách nuôi đảng bởi ‘đồng chí tốt’, chính thể Việt Nam mới phải tìm cách trang bị các loại vũ khí bán nặng và hạng nặng cho cả công an, mà có thể ưu tiên cho công an ở các khu vực biên giới phía Bắc, vùng duyên hải và biên giới Tây Nam giáp Campuchia.
Đồng thời, chính thể Việt Nam cũng ‘giải mật’ Thông tư 17/2018 về trang bị vũ khí cho công an như một động tác công khai hóa nhằm ‘hù’ Trung Quốc…
Kế hoạch quân sự hóa ngành công an có thể nằm trong một kế hoạch tổng thể của Bộ Quốc phòng Việt Nam về các những tình huống và phương án tác chiến với Trung Quốc.
‘Chiến tranh dầu khí’ Trung – Việt có thể nổ ra chỉ trong một vài năm tới?

Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.
Nhận xét về sự việc của Trịnh Xuân Thanh, nếu xảy ra như tin đồn
Nguyễn Dư
Jun 152018
Nguyễn Dư (Danlambao) – Một điều khẳng định Trịnh Xuân Thanh là một tội đồ; là một kẻ ăn cắp của cải của người dân Việt Nam. Và tất cả các đảng viên có chức có quyền tham nhũng từ khi họ giành quyền lãnh đạo quốc gia cho đến nay, tên nào tham nhũng, cắt xén tài nguyên, tiền của quốc gia cho cá nhân thì cũng đều là tội đồ vì đó là tiền của chung mọi người dân mà ra cả.
Đọc trên báo mạng, thấy người ta đồn rằng Trịnh Xuân Thanh sắp được CSVN “trao trả” trở lại cho phía Đức. Nếu tin này là chính xác, thì vấn đề người ta cũng có thể đặt ra, là tại làm sao CSVN “liều mạng” đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà bây giờ đi trao lại cho phía Đức một cách dễ dàng như thế? Có phải chăng là họ không tiên đoán được mức độ nghiêm trọng của sự việc?!
Cộng với trường hợp của LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà vừa được chính quyền Đức “bốc” ra khỏi nhà tù cộng sản; hai vấn đề này xâu chuỗi lại làm cho người ta liên tưởng đến sự nhún nhường của Hà Nội và chính sách nhân đạo của người Đức. Mà tại sao họ lại nhún nhường? Có phải chăng vì quyền lợi của chế độ?!
Chuyện của luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà thì rõ ràng đúng là trường hợp chính quyền Đức bênh vực, thuộc về nhân đạo. Bởi lẽ, trước đây họ đã vinh danh Nguyễn Văn Đài về sự đấu tranh của anh cho dân chủ, nhân quyền tại VN rồi; còn trường hợp Trịnh Xuân Thanh, nếu được trở lại Đức có thể là thuộc vấn đề khác. Ở đời, thường cái gì cũng có mặt trái của nó!
Cộng sản dám mạo hiểm đến một quốc gia phải nói là có kỷ cương và luật pháp khắt khe thuộc đứng hàng đầu thế giới để giở trò đê hèn bắt cóc người, bây giờ lại đi trao trả một tội đồ mà quyền giám sát họ đang nắm trong tay (!). Sức ép nào buộc họ phải đi đến hành động “trao trả” này (ở đây không bàn đến trường hợp trong khối Châu Âu)?
Nhìn bề ngoài có vẻ là phía CSVN đang muốn chuộc lỗi với chính quyền Đức trong việc họ vi phạm luật an ninh quốc gia của người ta. Bây giờ dù cho Trịnh Xuân Thanh có tù chung thân hay tử hình thì đối với phía CSVN không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, họ đã đạt mục đích trong việc khai thác Trịnh Xuân Thanh, lấy lại được một số tiền, lôi ra thêm một mớ dây nhợ tham nhũng khác. Quả chanh lúc này chỉ còn lại cái xác! Đổi lại cái giá mà họ phải trả là mối bang giao bị sứt mẻ phần nào; và bây giờ phải chịu thêm sự nhún nhường, cũng có thể tạm gọi là xứng đáng.
Một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh thì theo luật VN đáng lý ra phải bị tử hình, nhưng vì “ra đầu thú, thành thật khai báo, hợp tác” và nhất là “thành khẩn nhận tội”, xin chúa đảng – chứa chấp cái lũ trộm cướp (trong đó có hắn), ăn chặn tiền của quốc gia – tha thứ, cho nên mức án còn lại chỉ là chung thân; rồi bây giờ lại được “phóng thích”, đoàn tụ. Là tại làm sao lại kỳ cục, thoát tội một cách dễ dàng như vậy sao?
Chính quyền Đức buộc phải làm rõ trong vấn để Trịnh Xuân Thanh: lý do thứ nhất, họ là kẻ “bề trên” cần phải lấy lại danh dự quốc gia, không thể để một đất nước thấp kém hơn mình và các nước lân bang coi thường; thứ hai là vì họ sẽ không yên đối với sức ép của ngành tư pháp, phải chịu trách nhiệm cáo buộc từ phía luật sư của Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề an ninh quốc gia. Với một người có tiền, có đủ khả năng lưu trú dài hạng trong khách sạn như Trịnh Xuân Thanh thì tiền trọn gói ký giao ước của hắn với luật sư để bào chữa không phải là nhỏ. Nếu sự việc tranh tụng, can thiệp có tác dụng hợp lý trong vụ án, thì bà luật sư trúng mánh lớn.
Nói về Trịnh Xuân Thanh, nếu như tin đồn được sang Đức trở lại, thì chính quyền Đức có dễ dàng “dám” đứng ra chứa chấp trên xứ sở họ? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu chuyện đó xảy ra, họ sẽ trở thành đồng phạm trong vụ án tham nhũng. Cái tội đồng phạm với kẻ tham nhũng thì bất kỳ một công dân hay tổ chức nào ở trên bất cứ một quốc gia nào cũng không ai dám “liều mạng” gánh vác tai tiếng về phần mình.
Thế thì mục đích ở đằng sau của hai nhà nước đã bàn bạc là những gì?
Có phải chăng là nhà chức trách Đức muốn bài trừ tệ nạn rửa tiền của những người sống trên xứ sở họ, lôi ra nhiều kẻ có liên quan trong số tiền mà Trịnh Xuân Thanh đã cất giấu bằng nhiều cách. Và biết đâu chừng, CSVN sẽ lấy lại được số tiền bất hợp pháp đó chăng?
Thoát khỏi nhà tù cộng sản được ngày nào đối với một người lãnh án chung thân thì cũng đã là “hạnh phúc” lắm rồi. Cho nên mới có cái chuyện Trịnh Xuân Thanh và thằng con được người ta mớm lời, vội vàng rút đơn kháng án trong phiên tòa phúc thẩm. Nhưng liệu cái tội tham nhũng ở VN có bị hai bên thỏa thuận, có sự đồng ý từ phía Đức cho dẫn độ đúng theo trình tự thủ tục hay không thì hãy chờ xem. Cũng có thể, phía Việt Nam không cần thiết phải nuôi thêm một người tù chung thân để tốn cơm, vô tích sự; mà còn được cái tiếng gọi là nhân đạo nữa
Còn nếu “được” thụ án ở nhà tù của Đức theo luật định, kết tội về rửa tiền; có thời hạn ở tù mà thoát tội chung thân vì tham nhũng tại Việt Nam, thì may ra còn có ngày sum họp.
Giải quyết bằng cái kiểu cách này thì chính quyền Đức cũng đã là nhân đạo lắm rồi!
15.06.2018
Sứ quán Mỹ vào cuộc: Sinh viên ưu tú Mỹ gốc Việt bị bắt giữ tại Việt Nam
Hoài Hương-VOA
Jun 14 2018

Will Nguyễn. Facebook Will Nguyen
Một công dân Mỹ đang bị giam cầm tại Việt Nam về tội danh “phá hoại trật tự công cộng” khi có mặt trong các cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật về đặc khu kinh tế, một giới chức Việt Nam xác nhận hôm thứ Năm.
William Anh Nguyễn, 32 tuổi, có mặt trong một cuộc biểu tình đã bùng phát tại Việt Nam hôm Chủ Nhật vừa rồi, khi đông đảo người biểu tình trên khắp nước phản đối nhà nước về kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế, mà người dân lo sợ một ngày có thể trở thành các “nhượng địa” của Trung Quốc, nước láng giềng đang ôm mộng bành trướng lãnh thổ.
Theo gia đình, William Nguyễn tới Việt Nam hôm thứ bảy 9/6 để thư giãn trong khi chờ tới ngày nhận bằng Thạc sĩ tại trường đại học nổi tiếng của Singapore dự kiến vào giữa tháng Bảy sắp tới.
Hãng tin AFP tường thuật rằng William Nguyễn đã nhập vào đám đông tụ tập tại thành phố Hồ Chí Minh, và tải lên Twitter nhiều bức ảnh về đám đông biểu tình với chú thích: “Đây là #dân chủ ở VN”.
|
Hình ảnh anh bị thương một bên đầu, mặt đầy máu, bị bắt mang đi hôm chủ nhật lan truyền rộng rãi trên mạng. Hôm thứ Năm 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói William Nguyễn bị câu lưu vì “phá hoại trật tự công cộng”.
Bà Thu Hằng cho biết là giới hữu trách đang dàn xếp cho William Nguyễn gặp nhân viên lãnh sự Mỹ ở tp.HCM, và khẳng định là “không có sử dụng vũ lực liên quan đến cá nhân này”.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ hôm thứ Tư 13/6, bà Vân Nguyễn, mẹ của William Nguyễn, nói bà và gia đình rất lo lắng cho William, không biết gì về tình trạng của William vì chưa liên lạc được. Bà Vân nói bà cảm thấy rất đau lòng khi xem video trên mạng, thấy cảnh con bị đổ máu và bắt mang đi.
“Dạ rất là đau lòng.Tại thấy máu me đầy mà bây giờ ngồi đây mà mình không biết cái tình trạng nó ra làm sao, nó có bị nhức đầu, nó có bị gì không thành ra rất là lo.”
Bà Vân xác nhận sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã được thông báo về trường hợp của Will và hứa giúp đỡ.
“Họ nói là họ đang làm việc trong trường hợp này, thành ra mình vẫn để cho họ làm việc thì có gì họ sẽ cho mình biết.”
Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Pope Thrower, xác nhận là sứ quán “đã được báo cáo về trường hợp một công dân Hoa Kỳ bị bắt tại Việt Nam qua các phương tiện truyền thông”.
Ông Thrower tuyên bố: “Khi một công dân Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để cung cấp tất cả các hỗ trợ lãnh sự phù hợp.”

Will Nguyễn và bà Vân Nguyễn.
Nói chuyện với VOA-Việt ngữ từ Houston vào lúc 10:15 giờ địa phương sáng thứ Năm 14/6, bà Vân cho biết đã được tin là lãnh sự quán đã gặp được Will, và tình trạng của con bà “ổn định, không sao hết”. Bà Vân nói thêm rằng sứ quán đang làm việc với phía Việt Nam và bà không được biết thêm chi tiết nào khác.
William là đứa con thứ hai trong một gia đình 4 người con, và từ nhỏ tới lớn có thành tích học vấn rất tốt.
“Will là một đứa con rất là ngoan. Will học giỏi từ nhỏ cho tới lớn, từ bắt đầu lớp 1, lóp hai đã đại diện trường đi thi tất cả những giải như spelling bee (đánh vần) hay geography bee (kiến thức địa lý),Will đều có tham dự hết. Will thi đậu trung học là á khoa của trường, từ đó Will mới được học ở Yale. Sau khi tốt nghiệp ở Yale, Will được học bổng của Trường Lý Quang Diệu bên Singapore.”
Bà Vân cho biết William đã hoàn tất xong tất cả các môn học chỉ chờ tới ngày lãnh bằng Thạc sĩ của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu vào giữa tháng 7 sắp tới. Bà cho biết bà và gia đình đã mua vé, sẵn sàng để sang Singapore dự lễ ra trường, thế nhưng bây giờ thì không biết có thể xúc tiến chuyến đi đó hay không.
Trên các trang mạng, xuất hiện các thông tin nói rằng William Nguyễn bị bắt vì là thành viên của một tổ chức chính trị ở hải ngoại bị cấm hoạt động ở Việt Nam. Bà Vân nói bà đã được đọc những thông tin đó, và cực lực bác bỏ những tin đồn ấy. Bà nói William là một sinh viên thuần túy, không tham gia tổ chức, đảng phái chính trị nào cả, và có lẽ chỉ có mặt trong đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ.
“Mình nghĩ trong trường hợp này thì Will có thể vô cái đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ chứ không phải thuộc một cái tổ chức nào hết, cái đó là mình biết chắc chắn luôn.Will chỉ đi học thôi. Will rất chú tâm tới chuyện học.”
Được hỏi nếu như William nghe được buổi phát thanh này, bà muốn nói gì với con? Người mẹ khộng dấu được cảm xúc:
“Mẹ rất là lo cho Will, chỉ muốn gặp mặt Will và biết Will ra sao thôi.”
Hoài Hương-VOA