Ăn thịt chó – Thứ “văn hóa” vô nhân đạo

Chuly sưu tầm

Ăn thịt chó – Thứ “văn hóa” vô nhân đạo

Ăn thịt chó và những hệ quả của nó khiến cả chó và người đều lãnh phải những hậu quả thương tâm. Thứ “văn hóa” ăn thịt chó này thà không có sẽ tốt hơn cho xã hội.

Có thể thấy trong những ngày qua dư luận đang bị chia làm 2 phía rõ rệt. Một phía lên án việc ăn thịt chó. Phía còn lại xem ăn thịt chó là bình thường, thậm chí còn tâng bốc nó trở thành một nét-văn-hóa-của-Việt Nam.

Đừng gắn nhãn văn hóa Việt Nam cho việc ăn thịt chó.

Trong những tháng ngày trời lạnh. Người miền Bắc có thoái quen ăn thịt chó nhấm nhám với rựu để làm ấm người. Đây chỉ là thoái quen vùng miền xuất hiện nhiều ở một số địa phương. Tâng bốc thoái quen này trở thành “Văn hóa Việt Nam đáng tự hào” thì quá là khiên cưỡng và vớ vẫn.

Ăn thịt chó là thói quen vùng miền vậy nên đừng gắn chữ “Việt Nam” vào hành động ăn thịt chó. Cũng đừng tâng bốc nó trở thành “văn hóa”. Bởi vì khiên cưỡng cho nó trở thành văn hóa thì đây cũng chỉ là một dạng “văn hóa” vô nhân đạo.

Thứ “văn hóa” vô nhân đạo.

Thoái quen ăn thịt chó vốn không ổn về mặt đạo đức. Chó là một loài động vật rất gần gũi và thân thiết với con người. Không thể ngụy biện bằng cách so sánh ăn thịt chó với ăn thịt heo bò gà là giống nhau.

Mất con bò, con gà người dân bắt được thủ phạm sẽ không làm gì quá đáng. Nhưng nếu bắt được kẻ trộm chó. Nhẹ thì bị đánh 1 trận, nặng thì bị đánh chết. Rõ ràng sự giận giữ, căm thù của người dân khi bị mất chó lớn hơn nhiều so với mất con bò, con gà.

Lại nói, nhiều người quan tâm về việc ăn thịt chó mà quên xét đến một hệ quả nó gây ra: Hoạt động trộm chó, bán cho quán nhậu giết thịt.

Không ít lần dư luận cảm thấy sót thương và bi phẫn cho những thanh niên trộm chó để rồi bị người dân đánh chết. Nhiều người lúc ấy vẫn tự hỏi: Tại sao con người lại nhẫn tâm với đồng loại của mình như thế. Chỉ vì 1 con chó mà đánh chết người ?

Xét về mặt cảm xúc, khi một chú chó được xem như là “thành viên trong gia đình” bị bọn trộm chó bắt đi giết thịt. Lòng thù hận và sự giận giữ của chủ nhân chú chó kia chắc chắn là rất lớn. Đó chính là nguyên nhân của những vụ đánh người hội đồng gây ra cái chết cho những kẻ trộm chó.

Thứ “văn hóa” làm tiền đề tạo nên những bị kịch như trên dù có được gắn nhãn văn hóa thì cũng chỉ là thứ “văn hóa” tệ hại và thất bại.

Ai mới là kẻ vô cảm ?

Từ lâu trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện mâu thuẫn giữa việc ăn thịt chó và nuôi chó. Người ăn thịt chó xem đó là thú vui bỗ dưỡng. Người nuôi chó xem chó là con thú thân thiết, thậm chí là “thành viên” trong gia đình.

Và đã rất nhiều lần, mâu thuẫn này bị bộc phát qua những vụ người dân xông vào đánh hội đồng đến chết kẻ trộm chó. Trộm chó làm gì ? Tất nhiên là để bán vào những quán ăn. Thói quen ăn thịt chó đã gián tiếp gây ra những cái chết thương tâm này.

Bấy lâu nay người ta cho rằng người dân đánh chết kẻ trộm chó là quá vô cảm. Sự thật không phải vô cảm mà vì ác cảm của người dân đã dẫn đến hậu quả này. Chính bởi quá nóng giận vì chó nhà mình, nhà hàng xóm bị bắt mà họ đã không tự chủ được dẫn đến việc đánh chết người.

Ngược lại những người ăn thịt chó mới là những người vô cảm. Vô cảm với nổi đau của những chú chó – một loài động vật thông minh và trung thành với con người. Vô cảm với những cái chết thương tâm của những kẻ trộm chó. Vô cảm với nổi đau của những người dân bị trộm mất chó.

Vậy đấy, an thịt chó và những hệ quả của nó khiến cả chó và người đều lãnh phải những hậu quả đáng buồn. Thứ văn hóa ăn thịt chó này, thà không có sẽ tốt hơn cho xã hội.

– Thân Anh Việt –

Bài Khác